Một số dịch vụ cho thuê xe “ảo” yêu cầu khách hàng cọc để giữ xe, sau đó chặn số điện thoại của khách khi đã nhận tiền. Làm gì để tránh bị lừa khi đặt cọc thuê xe? Tham khảo ngay bài viết của xetulaidalat.com.
Một vài những cú lừa khi đặt cọc thuê xe
Trần Vương (Hà Nội) có nhu cầu thuê mẫu xe cỡ A đời mới, bản cao và có kèm tài xế lái trong một ngày. Sau khi tìm kiếm được một cơ sở dịch vụ cho thuê xe trên mạng, anh liên hệ theo số điện thoại của chủ cơ sở qua ứng dụng nhắn tin, và được yêu cầu cọc trước 1 triệu đồng qua số tài khoản cá nhân, xe sẽ được giao ngay vào sáng hôm sau. Vương chuyển tiền để cọc, không ký kết hợp đồng và không làm việc trực tiếp tại cơ sở cho thuê.
Một mẫu quảng cáo dịch vụ cho thuê xe “ảo”, sử dụng hình ảnh showroom của cơ sở khác trong bài đăng trên mạng xã hội. Ảnh: Chụp màn hình
Sau đó, anh được chủ cơ sở yêu cầu chuyển khoản thêm 1 triệu đồng nữa, để “chốt xe và sáng sớm mai sẽ giao đến đúng hẹn”. Tuy nhiên, anh không đồng ý vì giá thuê xe có kèm tài xế được báo là 1,5 triệu đồng, trong khi đó anh đã cọc trước 1 triệu đồng, tức chỉ cần thanh toán thêm 500.000 đồng nữa. Đến lúc này, anh gọi lại cho chủ cơ sở thì không thể liên lạc được. Sau đó, anh mới biết được đây là công ty cho thuê ôtô ảo, không có thực, và mình vừa bị lừa tiền đặt cọc thuê xe.
Tìm hiểu trên các hội nhóm ôtô, nhiều người cũng từng bị chính đối tượng này lừa nhiều lần. Vương định trình báo vấn đề này với công an, tuy vậy với mức lừa dưới 2 triệu đồng, theo có thể đối tượng chỉ bị xử phạt hành chính nên anh cũng không quá quyết tâm. “Coi như tôi mất tiền để có được một bài học”, Vương chia sẻ.
Tình trạng lừa tiền đặt cọc thuê xe khá phổ biến
Thực tế, việc bị lừa tiền đặt cọc thuê xe không phải là chuyện hiếm xảy ra. Tình trạng này càng xuất hiện nhiều hơn vào những dịp cao điểm, người dân tăng nhu cầu đi du lịch và thuê ôtô, như các dịp lễ, Tết, nghỉ hè… Nguyễn Nhất (Hà Nội) cũng từng bị một người tự nhận là cho thuê xe đòi chuyển khoản trước tiền cọc. Nhất không tin, tìm tới địa chỉ mà người này cung cấp, thì đó hoàn toàn không phải nơi cho thuê ôtô.
Theo một luật sư thuộc đoàn luật sư Hà Nội, Bộ Luật hình sự 2015 quy định mức lừa đảo, chiếm đoạt tài sản chắc chắn bị xử phạt hình sự là 2 triệu trở lên, mức dưới 2 triệu nếu vi phạm lần đầu chỉ bị xử phạt hành chính, do vậy nhiều đối tượng thường lợi dụng kẽ hở này để lừa đảo “vặt”, mỗi người khoảng 500.000-1.000.000 đồng. Với mức này, nhiều người bị lừa tiền đặt cọc thuê xe cũng như Trần Vương, vì không mất quá nhiều nên cũng không mặn mà báo công an, vì sợ mất thời gian, công sức.
Theo một cố vấn dịch vụ của ứng dụng cho thuê xe, hình thức lừa đảo tiền đặt cọc thuê xe trên đơn giản nhưng vô cùng tinh vi, các đối tượng thường lập trang web, tài khoản giả mạo, sau đó cắt ghép chỉnh sửa hình ảnh, có thể là hình giao xe cho khách hàng, cơ sở vật chất khang trang. Ngoài ra, các đối tượng còn có thể mua những dịch vụ đánh giá tốt chất lượng cơ sở, nhằm tạo nên lớp vỏ bọc uy tín cho hoạt động ảo của mình.
Khi đã chiếm được lòng tin của khách hàng, các đối tượng sẽ yêu cầu cọc một khoản trước để giữ xe, sau đó thanh toán hết phần còn lại khi nhận xe. Lúc này, nếu đã chuyển khoản, người thuê xe thường sẽ bị chặn số, và các đối tượng chiếm đoạt số tiền đặt cọc thuê xe thành công.
Lựa chọn đơn vị uy tín để tránh bị lừa tiền đặt cọc thuê xe
Do đó, các chuyên gia khuyên, điều quan trọng đầu tiên khi muốn thuê ôtô là lựa chọn một công ty uy tín, có văn phòng đại diện, tránh thuê xe cá nhân, các đơn vị nhỏ lẻ. Mức giá thuê xe tại các công ty có thể cao hơn, đổi lại khách hàng sẽ được hưởng các quyền lợi khác như có thêm bảo hiểm xe, hạn chế tối đa chi phí sửa xe nếu xảy ra va chạm. Ngoài ra, nếu xe có lỗi trong quá trình sử dụng, khách hàng cũng sẽ được hỗ trợ một cách tốt hơn.
Vào giai đoạn đặt cọc, khách hàng nên đến trực tiếp công ty cho thuê xe để giao dịch. Điều quan trọng là luôn phải có hợp đồng thuê xe, đặt cọc trong mọi giao dịch, và tiền thanh toán phải được chuyển vào số tài khoản công ty, thay vì cá nhân. Đây là các bước cần thiết trong giao dịch dân sự, giúp khách hàng lẫn bên cty cho thuê xe tránh được rắc rối nếu xảy ra tranh chấp.
Cuối cùng, khách hàng phải kiểm tra thật kỹ tình trạng xe trước khi ký vào biên bản bàn giao xe để tránh bị lừa tiền đặt cọc thuê xe. Các chi tiết nên kiểm tra bao gồm thân vỏ, lốp, đèn, gương, ghế, các chức năng của xe, phanh, vô-lăng, phụ kiện… Nếu thấy bất cứ bất thường về bộ phận nào, ví dụ như móp, xước, cần chụp ảnh lại và ghi rõ trong biên bản bàn giao. Khách hàng có thể chụp toàn bộ các chi tiết trên xe, càng kỹ càng tốt, nhằm đối chiếu khi trả xe cho công ty, tránh bị mất tiền oan.
Khi giao xe lại, khách hàng nên hoàn trả xe theo đúng hiện trạng khi giao, tức dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ bên ngoài và hút bụi nội thất, vì một số cơ sở sẽ áp thêm khoản phí vệ sinh xe nếu khách hàng không tự thực hiện điều này.
Thuê xe tự lái Đà Lạt đơn vị uy tín hàng đầu, đảm bảo mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất khi lựa chọn. Liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.